Rơi vào thư mục Spam - Tỷ lệ inbox thấp là vấn đề đa số các nhà tiếp thị email phải đối mặt. Rất nhiều nhà tiếp thị nhận định rằng mấu chốt nằm ở nhà cung cấp dịch vụ. NHƯNG, điều đó hoàn toàn SAI! 

"Tất cả các phần mềm email marketing trên thị trường KHÔNG PHẢI là phần mềm chống SPAM!"

Để có một email chất lượng tốt bạn cần phải hiểu vì sao email của bạn có thể bị Gmail đánh dấu Spam và đưa ra cách khắc phục.

Xem thêm: Cách Zetamail hỗ trợ khách hàng gửi email marketing hiệu quả 

Sau đây Zetamail sẽ tổng hợp một số nguyên nhân chính dẫn đến email của bạn bị Spam:

I. Data Khách hàng không tốt

Data khách hàng tốt nhất là nguồn tự thu thập trong vòng 6 tháng gần nhất, để loại bỏ nguy cơ bao gồm các email chết, email hỏng, email sai, ... 

  • KHÔNG NÊN sử dụng nguồn data qua mua bán, không rõ nguồn gốc và email chưa biết tới doanh nghiệp của bạn. 
  • NÊN tự thu thập data khách hàng theo nhiều cách: Tạo form lấy thông tin, email đăng kí từ hội thảo, …
  • NÊN gửi đến các email tương tác hoặc mở email trong 6 tháng đổ lại
  • NÊN Thêm link huỷ đăng ký ở cuối mỗi email để đảm bảo khách hàng có thể huỷ nhận tin nếu muốn 



II. Nội dung email nhận diện Spam

Nội dung của bạn sẽ bị đánh dấu Spam nếu như có chứa những từ khóa mà Gmail cho là nội dung quảng cáo. 

  1. Có chứa các liên kết thống kê Email như bit .ly, goo .gl ...
  2. Các từ khóa nhận diện spam phổ biến nhất là: Khuyến mãi 50%, Chiết khấu khủng, Giảm giá sốc, Nhanh tay đăng kí, ...
  3. Email có chứa thông tin về bảng giá
  4. Sử dụng đoạn text in đậm/in hoa dài cũng dễ đàng bị Gmail đánh dấu spam.
  5. Nội dung email chỉ chứa hình ảnh cũng dễ dàng bị đánh dấu spam. (NÊN chèn thêm dòng text kèm 1-2 hình ảnh hoặc tạo thêm 1 hành động click vào để xem ảnh/xem chi tiết.)
  6. Không sử dụng quá nhiều dấu chấm than !!!!!!!!!!!!!!!!! Hoặc các dấu đặc biệt khác như # $ % vân vân. 
  7. Không nên soạn các font chữ màu đỏ hoặc xanh sáng hay chèn quá nhiều màu sắc font chữ vào văn bản.
  8. Hạn chế copy nội dung mail từ Word sang phần mềm Zetamail, do nội dung trong Zetamail được thiết kế chủ yếu theo định dạng HTML, do vậy khi copy paste từ word sang nó sẽ không có định dạng HTML này. Nếu chót copy paste sang, bạn cần phải biết cách để chỉnh nội dung cho đúng định dạng HTML, hoặc cách tốt nhất, bạn nên soạn thảo nội dung mail trực tiếp trong phần mềm Zetamail này. 
  9. Đừng lừa người nhận email hay sử dụng quá nhiều tiểu xảo để lách bộ lọc email như: Thêm các ký tự để né bộ lọc từ, viết f.r.e.e thay vì free, hay Tự động thêm vào Re: hay Fwd: để tạo sự tự nhiên trên tiêu đề email, hoặc nội dung lừa đảo với tiêu đề là bạn trúng giải thưởng nhưng bên trong nội dung mail lại yêu cầu họ cần thực hiện thêm những điều kiện khác liên quan đến tài chính của họ… 
  10. Nên gửi email với các tiêu đề và nội dung mail khác nhau (trong các chiến dịch khác nhau) từ đó bạn sẽ có cơ sở phân tích và đánh giá được chính xác tỷ lệ gửi thành công, phản hồi...từ đó rút ra bài học cho chính mình ở các chiến dịch sau nhằm mang lại kết quả khả thi hơn nữa 

III. Tiêu đề email 

Tiêu đề cũng là nguyên nhân phổ biến khiến email dễ dàng rơi vào spam. Tương tự như yêu cầu về nội dung, tiêu đề quá dài, viết in hoa nguyên dòng, bôi đâm hay chứa các từ ngữ nhận diện spam thì ngay lập tức email của bạn sẽ bị Gmail đánh dấu rồi.

  • Tiêu đề mail cần phải kích thích người nhận mở mail và phải gắn liền với nội dung trong mail. Tiêu đề mail nên có độ dài từ 15 đến 20 từ. Không để tiêu đề mail ngắn quá khiến bộ lọc mail đưa vào spam, cũng không để dài quá vì trong hộp inbox, người nhận mail sẽ không đọc được hết và dẫn đến nó không đủ hấp dẫn để Họ mở mail. 
  • Không được viết toàn chữ in hoa, chỉ nên viết hoa chữ cái đầu tiên của dòng tiêu đề hoặc chỉ viết in hoa các ký tự đầu của các từ trong tiêu đề mail.
  • Tránh đưa các từ nhậy cảm vào dòng tiêu đề như: giảm giá, khuyến mại, ưu đãi…       
  • Không đưa các dấu đặc biệt vào dòng tiêu đề như: ! # @ $ % ^ & vân vân.
  • Không dùng cả câu ở phần tiêu đề và nội dung giống nhau, vì cách làm này rất có thể sẽ bị bộ lọc đánh giá là thư rác. (ví dụ bạn đặt tiêu đề là “gửi test” và nội dung email cũng là “gửi test”).

IV. Địa chỉ gửi/nhận email đã từng bị spam

  • Địa chỉ gửi của bạn nếu đã từng có lịch sử bị spam, khả năng cao những lần gửi sau này của bạn cũng sẽ bị đánh dấu spam hoặc những địa chỉ email nhận đã bị spam quá nhiều. 
  • Cách tốt nhất là bạn nên gửi từ một địa chỉ email mới và lọc danh sách khách hàng thường xuyên để đảm bảo chất lượng email của bạn khi được gửi đi.
  • Hãy sử dụng tính năng lọc email hỏng - Xác thực email được tích hợp ngay trên phần mềm Zetamail để nâng cao chất lượng danh sách, tránh lãng phí email gửi tới những địa chỉ không tồn tại/chết và cải thiện kết quả chiến dịch. 
  • Bạn không nên dùng các địa chỉ email miễn phí (mail công cộng) như @gmail.com hay @yahoo.com... Hoặc các email thuộc các dạng sau sẽ giúp cải thiện tỷ lệ inbox hơn như: info@yourdomain.com, marketing@yourdomain.com, bonus@yourdomain.com, free@yourdomain.com… Nên dùng địa chỉ email gắn với tên thật của bạn và tên miền của công ty.
  • Hãy sử dụng địa chỉ mail của người gửi nhất quán trong các chiến dịch để có thể xây dựng danh tiếng của bạn với người đăng ký (Người nhận mail). 


V. Tn sut gi email

  • Thông thường thường nếu 1 email mới gửi quá nhiêu mail cùng 1 lúc có thể bị gmail nhận diện là spam (do tần suất nhận được email từ địa chỉ đó quá nhiều và bất thường). 
  • Tần suất hợp lý nên là 2*n (với n là số ngày), ngày đầu tiên gửi 100 mail đối với tên miền công ty, 300 đối với các email đuôi gmail, ...
    • Ví dụ: nếu là địa chỉ mail mới đăng ký làm địa chỉ nguồn gửi, ngày đầu tiên bạn chỉ nên gửi 300 mail đuôi Gmail, ngày thứ 2 gửi 600, ngày thứ 3 gửi 1200 mail. ...
  • Cần lên kế hoạch gửi email hợp lý

VI. Nhà cung cp gi Email uy tín

Đây là 1 trong các yếu tố quan trọng mà bạn cần xem xét, một nhà cung cấp dịch vụ email marketing sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể điểm chất lượng, các nhà cung cấp dịch vụ uy tín biết làm thế nào để khắc phục tình trạng spam và họ xây dựng hệ thống để đảm bảo tối ưu uy tín đối với các ESP như Gmail hoặc Yahoo …


Trên đây Chưa phải là tất cả các nguyên nhân khiến email của bạn bị vào spam, nhưng là các nguyên nhân chủ  yếu và bạn có thể chủ động khắc phục.



Xem thêm: Hướng dẫn cách viết nội dung tránh Spam


Hãy liên hệ nhóm hỗ trợ trên trang chủ phần mềm email marketing zetamail để được hỗ trợ thêm bạn nhé.